Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 07

Cạnh tranh là hiện tượng tự nhiên, là mâu thuẫn quan hệ giữa các cá thể có chung một môi trường sống khi cùng quan tâm tới một đối tượng nào đó. Trong hoạt động kinh tế, cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, người tiêu dùng) nhằm giành lấy những vị thế lợi hơn trong sản x...

Mô tả chi tiết

Lưu vào:
Hiển thị chi tiết
Tác giả chính: Vũ, Phương Linh
Đồng tác giả: Bùi, Ngọc Cường
Định dạng: Luận án
Ngôn ngữ:Vietnamese
Thông tin xuất bản: Khoa Luật 2017
Chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/52291
Từ khóa: Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
Mô tả
Tóm tắt:Cạnh tranh là hiện tượng tự nhiên, là mâu thuẫn quan hệ giữa các cá thể có chung một môi trường sống khi cùng quan tâm tới một đối tượng nào đó. Trong hoạt động kinh tế, cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, người tiêu dùng) nhằm giành lấy những vị thế lợi hơn trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Tuy nhiên trên thị trường Việt Nam, chúng ta đang phải chứng kiến nhiều sự cạnh tranh khác nhau, trong đó có cả các thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh, không công bằng – bán phá giá của các tập đoàn kinh doanh lớn đế từ các nước có nền kinh tế phát triển. Trong dài hạn nguy cơ các doanh nghiệp của Việt Nam không có đủ tiềm lực về tài chính, nguồn nhân lực, công nghệ để tiếp tục duy trì sự cạnh tranh vốn không công bằng của các tập đoàn nước ngoài sẽ bị đào thải là rất cao và khi đó, các tập đoàn nước ngoài sẽ độc chiếm thị trường. Đến đây thì người tiêu dùng sẽ là người phải hứng chịu những thiệt hại trực tiếp của việc bán phá giá trước đó. Chính vì vậy, khi có hiện tượng bán phá giá xẩy ra thì cần phải có các biện pháp ngăn chặn, đối phó với chúng. Với ý nghĩa đó, việc tìm hiểu pháp luật chống bán phá giá ở Việt Nam là rất có ý nghĩa và cấp thiết. Các nội dung đã được luận văn tập trung giải quyết bao gồm: Những vấn đề lý luận cơ bản về bán phá giá và pháp luật chống bán phá giá. Trong nội dung này, luận văn đã đi sâu phân tích khái niệm, bản chất của việc bán phá giá; các nội dung pháp lý xung quanh việc chống bán phá như khái niệm chống bán phá giá, các biện pháp chống bán phá giá, mục đích của việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá và ảnh hưởng của việc chống bán phá giá với tự do thương mại. Đồng thời luận văn cũng đi vào tìm hiểu các quy định ban phá giá của WTO và kinh nghiệm về chống bán phá giá.