NGHIÊN CỨU THU HỒI THỦY NGÂN VÀ TÁI SINH THAN HOẠT TÍNH TỪ NGUYÊN LIỆU ĐÃ QUA XỬ LÝ HƠI THỦY NGÂN

Hiện nay, có nhiều phương pháp được sử dụng để xử lý hơi thủy ngân, trong đó than hoạt tính được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả nhất. Quá trình lưu giữ thuỷ ngân trên than hoạt tính chủ yếu là hấp phụ vật lý, độ bền liên kết yếu. Thuỷ ngân và các hợp chất của nó có khả năng bay hơi và dễ phát tán t...

Mô tả chi tiết

Lưu vào:
Hiển thị chi tiết
Tác giả chính: Cao, Phương Anh
Định dạng: Luận án
Ngôn ngữ:other
Thông tin xuất bản: ĐHQGHN 2015
Chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/2639
Từ khóa: Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
Mô tả
Tóm tắt:Hiện nay, có nhiều phương pháp được sử dụng để xử lý hơi thủy ngân, trong đó than hoạt tính được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả nhất. Quá trình lưu giữ thuỷ ngân trên than hoạt tính chủ yếu là hấp phụ vật lý, độ bền liên kết yếu. Thuỷ ngân và các hợp chất của nó có khả năng bay hơi và dễ phát tán trở lại môi trường ngay ở nhiệt độ thường. Do vậy, người ta đã nghiên cứu biến tính than hoạt tính nhằm thay đổi cấu trúc bề mặt làm tăng dung lượng hấp phụ đồng thời tạo liên kết bền hơn giữa thủy ngân với than hoạt tính. Các nghiên cứu gần đây cho thấy khi than hoạt tính được biến tính bằng brom cho hiệu suất xử lý hơi thủy ngân cao. Hơi thủy ngân hấp phụ trên vật liệu hầu hết đều ở các dạng ít độc, các dạng này của thủy ngân rất bền về mặt hóa học cũng như môi trường, hầu như hoàn toàn không tan trong nước. Chính vì vậy mà nếu không cần tái sinh chất hấp phụ thì các sản phẩm qua sử dụng có thể đem chôn lấp đúng kỹ thuật hay hóa rắn cũng rất an toàn. Tuy nhiên, quá trình tái sinh nên được áp dụng để có thể thu hồi được vật liệu hấp phụ cũng như thủy ngân phục vụ cho các mục đích nghiên cứu khác.