Granit
Granit là loại đá magma xâm nhập có hàm lượng SiO2 trung bình tới 70,04%. Thành phần khoáng vật chủ yếu của granit là thạch anh, plagioclas, felspat kali và mica, trong đó hàm lượng thạch anh ít nhất là 20%, felspat kali tối thiểu là 35%. Chính do sự có mặt của felspat kali nên granit có mầu hồng ho...
Lưu vào:
Tác giả chính: | |
---|---|
Định dạng: | Bài trích |
Ngôn ngữ: | Vietnamese |
Thông tin xuất bản: |
2017
|
Chủ đề: | |
Truy cập trực tuyến: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18499 |
Từ khóa: |
Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
|
Tóm tắt: | Granit là loại đá magma xâm nhập có hàm lượng SiO2 trung bình tới 70,04%. Thành phần khoáng vật chủ yếu của granit là thạch anh, plagioclas, felspat kali và mica, trong đó hàm lượng thạch anh ít nhất là 20%, felspat kali tối thiểu là 35%. Chính do sự có mặt của felspat kali nên granit có mầu hồng hoặc đỏ, được dùng làm nguyên liệu chế tác đá ốp lát được ưa chuộng nhiều trên thị trường [H. 1]. Granit kết tinh ở độ sâu nhỏ thường có kiến trúc dạng porphyr, đôi khi được gọi là granit porphyr. Tên gọi granit bắt nguồn từ tiếng Latin là granum nghĩa là hạt. Granitoid là tên chung để gọi nhóm đá gần với granit như granodiorit, granosyenit và thường dùng để mô tả ngoài thực địa. Khi granit chứa ít hoặc không chứa plagioclas với lượng thạch anh khoảng >20%, đồng thời một lượng nhỏ khoáng vật mầu (kiềm), được gọi là granit kiềm. Khi granitoid chứa <10% felspat kali được gọi là tonalit, trong biến loại này ngoài các khoáng vật chính nêu trên còn có pyroxen, amphibol. Nếu trong thành phần granit có mặt đồng thời biotit và muscovit thì gọi là granit hai mica. Các đai mạch nhỏ có thành phần tương ứng với granit và có cấu tạo hạt nhỏ thường được gọi là aplit. Granit xuyên lên vỏ Trái Đất trong tất cả các thời kỳ, tuy nhiên nhiều hơn cả là vào thời kỳ trước Cambri và nhờ đó mà hình thành lớp vỏ lục địa dày của Trái Đất, phân bố trên tất cả các lục địa. Grantoid kết tinh từ magma có thành phần gần với điểm eutecti (nhiệt độ thấp nhất trên đường cong cotecti ) trong hệ Qz-Ab-Or-H2O. Tuy nhiên, thành phần và nguồn gốc của magma từ đó phân dị ra granit, không giống với các đá ban đầu từ đó nó sinh ra. Chính vì vậy thành phần thạch học, hóa học của granit không giống với nguồn của nó. Ví dụ, granit hình thành từ magma do nóng chảy đá trầm tích, giầu felspat kali hơn, trong khi đó granit hình thành từ magma do nóng chảy basalt lại giầu plagioclas hơn. Đây chính là cơ sở để phân biệt các kiểu granit được đặt theo các con chữ cái (alphabet). Một trong những vấn đề gây tranh luận giữa các nhà địa chất là cơ chế xâm nhập của magma granit. Ngày nay hầu hết các nhà địa chất đều thống nhất ý kiến là magma granit xuyên lên các tầng trên nhờ tổng hợp của ba yếu tố: 1) magma tự phá hủy các đá bên trên để tạo không gian cho mình; 2) magma đồng hóa các đá vây quanh để loại bỏ chúng trên đường di chuyển lên trên; 3) magma tiêm nhập vào các vị trí xung yếu dưới áp suất lớn. |
---|