Môi trường địa chất
Khái niệm môi trường đã được ra đời và sử dụng trong hơn 40 năm qua (Hrasna, 2002). Khái niệm về môi trường (tự nhiên) đầu tiên được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới được đưa ra bởi giáo sư Wik, người Na Uy, là: môi trường là một phần của vũ trụ mà ở đó có sự tương tác giữa các yếu tố tự nhiên...
Lưu vào:
Tác giả chính: | , |
---|---|
Định dạng: | Bài trích |
Ngôn ngữ: | other |
Thông tin xuất bản: |
H. : ĐHQGHN
2017
|
Chủ đề: | |
Truy cập trực tuyến: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18161 |
Từ khóa: |
Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
|
Tóm tắt: | Khái niệm môi trường đã được ra đời và sử dụng trong hơn 40 năm qua (Hrasna, 2002). Khái niệm về môi trường (tự nhiên) đầu tiên được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới được đưa ra bởi giáo sư Wik, người Na Uy, là: môi trường là một phần của vũ trụ mà ở đó có sự tương tác giữa các yếu tố tự nhiên với con người, đó là nơi mà con người khai thác, sử dụng và thích ứng. Là một hợp phần của môi trường nói chung, môi trường địa chất được định nghĩa là một phần của thạch quyển, nơi tác động trực tiếp đến điều kiện sống, sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, cũng là nơi mà con người đang khai thác và biến đổi nó (Hrasna, 2002).
Môi trường sống của con người bao gồm nhiều nhóm yếu tố và điều kiện tự nhiên và xã hội khác nhau. Một trong những yếu tố và điều kiện tự nhiên đặc biệt quan trọng tạo nên môi trường nói trên là môi trường địa chất. Ở đây môi trường địa chất không chỉ bao gồm các yếu tố hợp thành của trái đất như khoáng sản, đá, trầm tích, đất, nước mà còn bao gồm cả địa hình, bề mặt của Trái Đất và đặc biệt là những quá trình làm biến đổi Trái Đất. Môi trường địa chất cung cấp cho con người tài nguyên khoáng sản, vật liệu xây dựng, nhiên liệu, là nền móng cho mọi thành tạo nhân sinh (cơ sở hạ tầng, nhà ở, đô thị, khu công nghiệp...), là nơi chứa đựng và tiêu huỷ chất thải. Mặt khác, môi trường địa chất còn là nơi phát sinh và xảy ra những tai biến rất nguy hiểm như động đất, núi lửa, lũ lụt.... Như vậy, môi trường địa chất vừa là nơi chứa đựng tài nguyên địa chất vừa là nơi xảy ra các tai biến nhưng lại vô cùng cần thiết cho cuộc sống con người. Môi trường địa chất là nơi con người sinh ra, tồn tại và tiến hành mọi hoạt động phát triển để duy trì và nâng cao cuộc sống của mình. Môi trường địa chất là lãnh thổ và là lãnh hải của mỗi quốc gia.
Vì chứa đựng rất nhiều các yếu tố và hoạt động có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống và sự phát triển của con người nên khái niệm môi trường địa chất cũng rất đa dạng và phụ thuộc vào mối quan tâm của từng chuyên ngành hoặc hướng nghiên cứu. Ví dụ, theo Xergeev (1978) trong cuốn “Địa chất công trình” thì “môi trường địa chất là bất kì lớp đất đá hay thổ nhưỡng nào tạo nên phần trên cùng của thạch quyển, được xem như một hệ thống nhiều thành phần chịu tác động của các hoạt động kinh tế hoặc xây dựng của con người làm thay đổi các quá trình địa chất tự nhiên và làm xuất hiện các quá trình nhân sinh mới”. Còn trong lĩnh vực địa chất y học, Komatina (2004) cho rằng “môi trường địa chất là phần trên cùng của thạch quyển, nơi chứa đựng các hoạt động của con người và được tạo thành bởi năm hợp phần chính, bao gồm: đá, đất, nước ngầm, khí và các vi sinh vật. Các hợp phần này tương tác với nhau để tạo ra một trạng thái cân bằng động”.
Như vậy, mọi khái niệm đưa ra chỉ mang tính chất tương đối ở một thời điểm nào đó và phụ thuộc rất nhiều vào mục đích hoặc đối tượng nghiên cứu hoặc sử dụng. Tuy nhiên, nói chung môi trường địa chất là phần trên cùng của vỏ Trái Đất mà con người có thể chiếm cứ, khai thác để tồn tại và phát triển, bao gồm khoáng sản, đá, trầm tích, thổ nước, nước dưới đất, nơi xảy ra và chịu tác động của các quá trình địa chất và các tai biến thiên nhiên, ảnh hưởng tới cuộc sống và hoạt động của con người |
---|