Nghiên cứu điều kiện lên men và phương pháp tách chiết chất kháng nấm gây bệnh thực vật từ vi khuẩn Bacillus amyloliqueciens CP16.04

Chủng B. amyloliquefaciens subsp. plantarum phân lập được từ các vùng sinh thái khác nhau của Việt Nam có sự đa dạng cao về mặt di truyền. Các chủng này đều có khả năng sinh tổng hợp các chất kháng nấm và vi khuẩn gây hại cây trồng. Ngoài ra, các chủng này còn có khả năng phân giải phosphate khó tan...

Mô tả chi tiết

Lưu vào:
Hiển thị chi tiết
Tác giả chính: Nguyễn, Phương Liên
Đồng tác giả: Trịnh, Thành Trung
Định dạng: Luận án
Ngôn ngữ:Vietnamese
Thông tin xuất bản: 2017
Chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/16895
Từ khóa: Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
Mô tả
Tóm tắt:Chủng B. amyloliquefaciens subsp. plantarum phân lập được từ các vùng sinh thái khác nhau của Việt Nam có sự đa dạng cao về mặt di truyền. Các chủng này đều có khả năng sinh tổng hợp các chất kháng nấm và vi khuẩn gây hại cây trồng. Ngoài ra, các chủng này còn có khả năng phân giải phosphate khó tan, sinh chất kích thích sinh trưởng thực vật IAA và sản sinh hàng loạt các enzyme thủy phân như lipase, protease, amylase, CMCase, xylanase và chitinase. Chủng B. amyloliquefaciens subsp. plantarum CP 1604 sản sinh chất kháng nấm và chất kháng khuẩn. Dựa trên phân tích khối phổ, chất kháng nấm được xác định là iturin A có trọng lượng phân tử là 1042 Da và chất kháng khuẩn là macrolactin A có trọng lượng phân tử là 402 Da. Chất kháng nấm bền nhiệt nhưng chất kháng khuẩn bị giảm hoạt tính khi bị xử lý ở 100oC. Cả hai chất này đều giảm hoạt tính ở pH axít nhưng duy trì hoạt tính ở pH bazơ. Hoạt tính kháng nấm và kháng khuẩn không thay đổi khi xử lý với các enzyme thủy phân là trypsin, α-chymotrypsin, amylase, lipase và proteinase K. Bước đầu thử nghiệm tính an toàn cho thấy chất kháng nấm và chất kháng khuẩn sản sinh từ chủng CP 1604 không ảnh hưởng đến sự nẩy mầm và sinh trưởng của các loại hạt thóc, hạt lạc và hạt ngô