Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên năm 2012

Mục tiêu: Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh (KS) ở bệnh nhi nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên BVĐKTƯTN trong năm 2012. Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu mô tả ở bệnh nhi từ 2 tháng đến 5 tuổi được chẩn đoán NKHHCT điều trị tại...

Mô tả chi tiết

Lưu vào:
Hiển thị chi tiết
Tác giả chính: Phạm, Trung Kiên
Định dạng: Bài trích
Ngôn ngữ:other
Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học thực hành 2016
Chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/11511
Từ khóa: Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
Mô tả
Tóm tắt:Mục tiêu: Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh (KS) ở bệnh nhi nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên BVĐKTƯTN trong năm 2012. Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu mô tả ở bệnh nhi từ 2 tháng đến 5 tuổi được chẩn đoán NKHHCT điều trị tại khoa Nhi BVĐKTƯTN. Kết quả: 71,0% bệnh nhân đã sử dụng KS trước khi đến viện, trong đó 28,0% gia đình tự mua KS. Beta-lactam được sử dụng nhiều nhất (76,23%), trong đó 59,98% là Cephalosporin. 100% bệnh nhi NKHHCT đều được sử dụng KS, trong đó có 451 trẻ (33,7%) được điều trị một loại KS, 527 trẻ (39,4%) dùng ngay từ đầu 2 loại KS, 185 trẻ (13,8%) được dùng 3 loại KS, đặc biệt có 175 trẻ (13,1%) sử dụng đến 4 loại KS. Khi mới vào viện, Cephalosporin thế hệ III là KS được sử dụng nhiều nhất với 916 trẻ (68,5%), tiếp đến là Cephalosporin thế hệ I với 415 BN (31,0 %). Có 527 trẻ (39,4%) được sử dụng Aminosid ngay khi vào viện. Việc sử dụng KS giữa nhóm BN có dấu hiệu nhiễm khuẩn và không có nhiễm khuẩn là không có sự khác biệt. Thời gian điều trị KS 8,4±3,6 ngày (2 đến 28 ngày). Kết luận: sử dụng KS trong điều trị NKHHCT trẻ em chủ yếu theo kinh nghiệm của thầy thuốc vì thường không xác định được nguyên nhân gây bệnh, cần được chuẩn hoá qua các nghiên cứu tiến cứu quy mô lớn