Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng tòa án từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa / Trần Mạnh Cường; NHDKH TS Nguyễn Văn Cảnh

1. Mục đích và phương pháp nghiên cứu - Mục đích: Mục đích nghiên cứu của đề tài là đã làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng tòa án, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng thực thi pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương...

Mô tả chi tiết

Lưu vào:
Hiển thị chi tiết
Tác giả chính: Trần, Mạnh Cường
Định dạng: text
Ngôn ngữ:vie
Thông tin xuất bản: Trường Đại học Mở Hà Nội,
Chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://thuvien.hou.edu.vn/houkiposdata2/luanvanluanankhoaluan/luanvan/2019/343.67/tranmanhcuong/tranmanhcuong_01thumbimage.jpg
http://thuvien.hou.edu.vn/Opac/DmdInfo.aspx?dmd_id=73079
Từ khóa: Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
Mô tả
Tóm tắt:1. Mục đích và phương pháp nghiên cứu - Mục đích: Mục đích nghiên cứu của đề tài là đã làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng tòa án, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng thực thi pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tỉnh Thanh Hóa. - Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích; Phương pháp so sánh Phương pháp kết hợp lý luận và thực tiễn: Được sử dụng ở tất cả các chương của Luận văn. Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, tổng hợp, thống kê… 2. Kết quả nghiên cứu Phần mở đầu: Giới thiệu sơ lược, khái quát về đề tài, tính cấp thiết lựa chọn đề tài; mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài... Chương 1: Một số vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng tòa án và pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng tòa án Chương 2: Thực tiễn giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng tòa án từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa Chương 3: Các giải pháp nâng cao khả năng giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của Toà án 3. Kết luận: Trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tuy đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ về số vụ án, thời gian giải quyết, trình tự, thủ tục và nội dung giải quyết vụ án, song vẫn còn những vấn đề tồn tại nhiều vấn đề trên thực tiễn cần được khắc phục. Mà nguyên nhân của những vấn đề này chính là do các yếu tố môi trường pháp lý, sự hiểu biết pháp luật của người dân, đạo đức nghề nghiệp và cách áp dụng pháp luật của Tòa án trong quá trình giải quyết tranh chấp. Vấn đề tranh chấp kinh doanh thương mại trong giai đoan hiện nay càng ngày càng gia tăng tính chất phức tap cũng như giá trị tranh chấp lớn, nếu như không tiến hành giải quyết triệt để sẽ tạo ra những hệ quả tiêu cực cho nền kinh tế. Từ cơ sở lý thuyết và thực tiễn giải quyết tranh chấp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, tác giả đã có những giải pháp kiến nghị để nhằm nâng cao khả năng thực thi pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng tòa án trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói riêng và trên địa bàn cả nước nói chung.