Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp – Những vấn đề lý luận và thực tiễn. / Vũ Thị Hồng Nhung; NHDKH PGS.TS Vũ Thị Hồng Yến
Mục đích nghiên cứu của Luận văn là nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; nghiên cứu hành vi trên thực tế để từ đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích, phương pháp...
Lưu vào:
Tác giả chính: | |
---|---|
Định dạng: | text |
Ngôn ngữ: | vie |
Thông tin xuất bản: |
Trường Đại học Mở Hà Nội,
|
Chủ đề: | |
Truy cập trực tuyến: | http://thuvien.hou.edu.vn/houkiposdata2/luanvanluanankhoaluan/luanvan/2018/343.67/vuthihongnhung/vuthihongnhung_01thumbimage.jpg http://thuvien.hou.edu.vn/Opac/DmdInfo.aspx?dmd_id=72922 |
Từ khóa: |
Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
|
Tóm tắt: | Mục đích nghiên cứu của Luận văn là nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; nghiên cứu hành vi trên thực tế để từ đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh để làm rõ các khái niệm, đặc điểm pháp lý và thực tiễn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
Luận văn đã phân tích và làm rõ cơ sở lý luận và các quy định của pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, bao gồm ba dạng hành vi bị cấm là: Hành vi sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn; Hành vi sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại nước là thành viên của Điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu sử dụng nhãn hiệu; Hành vi đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn. Luận văn đã làm rõ một số ưu điểm và hạn chế của các quy định hiện hành về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, đồng thời phân tích ba vụ việc thực tế.
Từ cơ sở lý luận và thực tế đã phân tích, luận văn đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật, bao gồm: Nhóm kiến nghị điều chỉnh kết cấu điều luật và Nhóm kiến nghị bổ sung các quy định hướng dẫn.
|
---|