Thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại / Nguyễn Quang Trung; NHDKH PGS.TS Vũ Thị Hồng Vân
Theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự đã quy định về thẩm quyền của Tòa án, trong đó có quy định về thẩm quyền của Tòa án theo loại việc, thẩm quyền của Tòa án cấp huyện và Tòa án nhân dân các cấp; thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ, theo sự lựa chọn của nguyên đơn. Đây là cơ sở pháp lý qua...
Lưu vào:
Tác giả chính: | |
---|---|
Định dạng: | text |
Ngôn ngữ: | vie |
Thông tin xuất bản: |
Trường Đại học Mở Hà Nội,
|
Chủ đề: | |
Truy cập trực tuyến: | http://thuvien.hou.edu.vn/houkiposdata2/luanvanluanankhoaluan/luanvan/2018/343.67/nguyenquangtrung/nguyenquangtrung_01thumbimage.jpg http://thuvien.hou.edu.vn/Opac/DmdInfo.aspx?dmd_id=72631 |
Từ khóa: |
Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
|
Tóm tắt: | Theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự đã quy định về thẩm quyền của Tòa án, trong đó có quy định về thẩm quyền của Tòa án theo loại việc, thẩm quyền của Tòa án cấp huyện và Tòa án nhân dân các cấp; thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ, theo sự lựa chọn của nguyên đơn. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để phân định thẩm quyền sơ thẩm giữa các Tòa án, được xây dựng một cách đầy đủ, cụ thể và khoa học, hạn chế sự chồng chéo khi Tòa án thực hiện nhiệm vụ, giảm bớt phiền hà cho người dân khi thực hiện quyền khởi kiện của mình.
Tuy nhiên, quy định của pháp luật hiện hành về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại của Tòa án cũng còn thiếu cụ thể, rõ ràng, làm cho đương sự lúng túng trong việc xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết để họ nộp đơn khởi kiện, đơn yêu cầu giải quyết vụ việc; các Tòa án cũng gặp không ít khó khăn, vướng mắc khi xác định một vụ việc cụ thể có thuộc thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án mình hay không.
Việc nghiên cứu những quy định về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại của Tòa án có ý nghĩa xác định một Tòa án cụ thể nào đó sẽ có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại phát sinh tại Tòa án. Đây là vấn đề cơ bản trong quá trình xác định thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại của Tòa án. Do vậy, khi nghiên cứu về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại của Tòa án thì hai vấn đề sẽ được chú trọng, đó là: Phân định thẩm quyền sơ thẩm giữa Tòa án các cấp và Phân định thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án theo phạm vi lãnh thổ.
Từ thực trạng pháp luật về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại của Tòa án, vướng mắc trong thực tiễn thi hành và ý nghĩa của việc xác định thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại, tác giả thấy rằng cần thiết phải có những nghiên cứu chuyên sâu để làm rõ hơn nữa những vấn đề lý luận và thực tiễn về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại của Tòa án, cũng như đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật về vấn đề này.
Trong khuôn khổ của chương trình đào tạo Cao học Luật và tính cấp thiết của các vấn đề như đã trình bày trên đây, người viết đã chọn đề tài “Thẩm quyền của Toà án trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Luật tại khoa Luật Kinh tế - Viện ĐH Mở Hà Nội.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:
- Làm rõ những quy định của BLTTDS năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành (gọi chung là pháp luật tố tụng dân sự hiện hành) về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại của Toà án; đánh giá sự tác động của những quy định này đối với hoạt động giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại của Toà án; phân tích một số khó khăn, vướng mắc mà Tòa án đã gặp phải trong thực tiễn thi hành các quy định này. Từ đó, đưa ra một số đề xuất, giải pháp nhằm thi hành có hiệu quả quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành.
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại của Toà án;
- Phân tích, nghiên cứu quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại của Toà án và ý nghĩa của những quy định đó đối với hoạt động của Toà án;
- Đề cập tới những khó khăn, vướng mắc đã, đang và sẽ xảy ra trong thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại của Toà án. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong áp dụng các quy định về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại của Toà án.
Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Một số vấn đề chung về thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại. Chương này tác giả tập trung đi vào làm rõ khái niệm chung về tranh chấp kinh doanh, thương mại; cách thức phân định thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại; Lược sử quy định của pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại.
Chương 2. Thực trạng pháp luật về thẩm quyền của Toà án trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại. Trong nội dung chương này, tác giả làm rõ các quy định của pháp luật hiện hành về thẩm quyền của Toà án trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại.
Chương 3. Thực tiễn áp dụng và một số giải pháp nhằm thực thi có hiệu quả quy định về thẩm quyền của Toà án trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại. Nội dung của chương này tác giả tập trung nghiên cứu, đánh giá, làm rõ thực trạng và một số giải pháp nhằm thực thi có hiệu quả quy định về thẩm quyền của Toà án trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Toà án trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại.
|
---|