Pháp luật về ủy quyền trong hoạt động kinh doanh thương mại / Bùi Thị Gấm; NHDKH TS Nguyễn Trí Tuệ

Luận văn là nhằm nghiên cứu một cách có hệ thống một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền ủy quyền trong hoạt động kinh doanh thương mại, trên cơ sở phân tích những mặt tích cực và hạn chế của chế định này trong hoạt động kinh doanh thương mại, Luận văn đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoà...

Mô tả chi tiết

Lưu vào:
Hiển thị chi tiết
Tác giả chính: Bùi, Thị Gấm
Định dạng: text
Ngôn ngữ:vie
Thông tin xuất bản: Trường Đại học Mở Hà Nội,
Chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://thuvien.hou.edu.vn/houkiposdata2/luanvanluanankhoaluan/luanvan/2018/343.67/buithigam/buithigam_01thumbimage.jpg
http://thuvien.hou.edu.vn/Opac/DmdInfo.aspx?dmd_id=72615
Từ khóa: Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
Mô tả
Tóm tắt:Luận văn là nhằm nghiên cứu một cách có hệ thống một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền ủy quyền trong hoạt động kinh doanh thương mại, trên cơ sở phân tích những mặt tích cực và hạn chế của chế định này trong hoạt động kinh doanh thương mại, Luận văn đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định này trên thực tiễn. Cơ sở phương pháp luận để nghiên cứu đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của học thuyết Mác – Lê-nin, gắn kết tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước về chế định ủy quyền trong hoạt động kinh doanh thương mại như hiện nay. Phương pháp nghiên cứu đề tài bao gồm một số phương pháp như phương pháp phân loại pháp lý, so sánh pháp luật, phân tích quy phạm, mô hình hóa và điển hình hóa các quan hệ xã hội, phương pháp phân tích lịch sử, phân tích quan điểm, quan niệm, hệ thống hóa, thống kê, điều tra xã hội học. Một cá nhân, một tổ chức trong một thời gian nhất định không chỉ tham gia một giao dịch dân sự mà còn tham gia nhiều giao dịch dân sự. Trên thực tế, không phải ai cũng có điều kiện trực tiếp tham gia vào tất cả các giao dịch. Có thể vì một lý do nào đó như không có thời gian, sức khỏe hoặc không có khả năng về chuyên môn. Vì vậy, pháp luật cho phép nếu những chủ thể này không có điều kiện trực tiếp thực hiện những giao dịch đó họ có thể uỷ quyền cho nguời thứ ba, thay mặt mình tham gia các giao dịch dân sự. Tuy nhiên, thực trạng pháp luật Việt Nam điều chỉnh về quan hệ đại diện hợp đồng trong kinh doanh, thương mại vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập - sự thiếu đồng bộ, quy định bỏ sót và đôi khi còn quá cứng nhắc. Dó đó, để đảm bảo việc thực thi trên thực tế, việc đưa ra các đường lối, chính sách pháp luật phù hợp với thực tiễn bối cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam là điều hết sức cần thiết, trên cơ sở đó, kết hợp giữa các quy định pháp luật với các biện pháp đảm bảo thực thi pháp luật trên thực tế sẽ góp phần nâng cao khả năng thực hiện một cách hiệu quả chế định ủy quyền, góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế, xã hội, nhất là khi nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.