Tâm lý lâm sàng trẻ em Việt Nam / Nguyễn Khắc Viện
Cuốn sách Tâm lý lâm sàng trẻ em Việt Nam nhằm giúp các nhà tâm lý, các bậc cha mẹ có cái nhìn sáng suốt hơn trong quá trình nghiên cứu và nuôi dạy con cái. Khi xã hội chuyển đổi sang cơ chế thị trường, đời sống của con người được nâng cao thì cũng kéo theo nhiều xáo trộn trong cuộc sống gia đình:...
Lưu vào:
Tác giả chính: | |
---|---|
Định dạng: | text |
Ngôn ngữ: | vie |
Thông tin xuất bản: |
Giáo dục,
|
Chủ đề: | |
Truy cập trực tuyến: | http://thuvien.hiu.vn/kiposdata0/patronimages/2023/tháng 3/9/4thumbimage.jpg https://thuvien.hiu.vn/Opac/DmdInfo.aspx?dmd_id=21624 |
Từ khóa: |
Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
|
Tóm tắt: | Cuốn sách Tâm lý lâm sàng trẻ em Việt Nam nhằm giúp các nhà tâm lý, các bậc cha mẹ có cái nhìn sáng suốt hơn trong quá trình nghiên cứu và nuôi dạy con cái.
Khi xã hội chuyển đổi sang cơ chế thị trường, đời sống của con người được nâng cao thì cũng kéo theo nhiều xáo trộn trong cuộc sống gia đình: Bố mẹ hoặc mải lo kiếm tiền dễ bỏ bê con cái, hoặc ra nước ngoài lao động, công tác, học tập… Họ tưởng rằng chỉ cần kiếm được nhiều tiền là đủ đảm bảo một tương lai tốt đẹp cho con cái! Những vụ ly hôn chỉ tính toán đơn thuần đến quyền lợi của bố mẹ, không hề nghĩ đến hậu quả tâm lý nặng nề mà con cái phải gánh chịu! Trong những gia đình giàu sang chỉ có một con, đứa trẻ đã quen được nuông chiều, muốn gì được nấy, vì thế dễ sinh hư hỏng. Hiện tượng học ép, học quá tải rất phổ biến. Ngoài học trên lớp, các em phải học thêm, rồi học các môn năng khiếu, con gái thì học đàn, học múa; con trai thì học võ, học cờ… Hay việc trẻ em bị bố mẹ ép phải ăn nhiều đã cản trở sự phát triển bình thường của các em. Thêm vào đó, xã hội đang phải đương đầu gay gắt với những tệ nạn: nghiện ma túy ở môi trường học sinh, sinh viên; mại dâm, lạm dụng tình dục ở thanh thiếu niên và không ít những trường hợp trẻ bỏ học, bỏ nhà đi lang thang, phạm pháp v.v… Nguyên nhân là do sự thiếu quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ đúng mức và kém hiệu quả, vì gia đình và xã hội còn thiếu những kiến thức về tâm lý trẻ em. |
---|