Vladimir Ilyich Lenin
Vladimir Ilyich Lenin (tên khai sinh: Vladimir Ilyich Ulyanov; – 21 tháng 1 năm 1924) là một nhà cách mạng, nhà chính trị và lý luận chính trị người Nga. Ông là một trong những người sáng lập và đứng đầu chính phủ nước Nga Xô Viết giai đoạn 1917–1924, rồi Liên Xô giai đoạn 1922–1924. Dưới sự lãnh đạo của ông, nước Nga đã chuyển hóa thành một nhà nước đơn đảng theo chủ nghĩa Marx-Lenin do Đảng Cộng sản Liên Xô chi phối. Học thuyết Marxist do ông tiếp thu và phát triển được gọi là chủ nghĩa Lenin.Sinh ra trong một gia đình thượng trung lưu ở Simbirsk, Lenin lĩnh hội chính trị cách mạng xã hội chủ nghĩa sau cái chết của người anh trai vào năm 1887. Bị thôi học tại Đại học Hoàng gia Kazan vì biểu tình chống chính quyền Sa hoàng, ông đã dành những năm tháng tiếp theo học tập và hành nghề trợ lý luật sư. Năm 1893, ông chuyển tới sống ở Sankt-Peterburg và trở thành nhà hoạt động chính trị Marxist cao cấp. Năm 1897, ông bị bắt giữ vì tội danh xúi giục nổi loạn và bị đày tới xứ Siberia biên viễn trong vòng ba năm, nơi ông kết hôn với bà Nadezhda Krupskaya. Sau quãng thời gian đó, ông sang Tây Âu và trở thành nhà lý luận Marxist nổi danh của Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga (RSDRP). Lenin đóng vai trò rất quan trọng đối với sự đứt gãy ý thức hệ nội bộ RSDRP hồi năm 1903, dẫn dắt phái Bolshevik chống lại phái Menshevik của Yuli Martov. Theo sau cuộc cách mạng bất thành năm 1905, ông kêu gọi quần chúng nhân dân biến chuyển Thế chiến thứ nhất thành một cuộc cách mạng vô sản toàn châu Âu, lật đổ chủ nghĩa tư bản và kiến dựng chủ nghĩa xã hội. Sau Cách mạng Tháng Hai năm 1917 và sự thành lập của Chính phủ Lâm thời Nga, Lenin trở về quê hương để trực tiếp lãnh đạo Cách mạng Tháng Mười của phái Bolshevik đi tới thắng lợi.
Chính phủ Bolshevik của Lenin ban đầu san sẻ quyền lực với phái Xã hội chủ nghĩa – cách mạng cánh tả, các xô viết được tiến cử và một Quốc hội Lập hiến đa đảng; song tới năm 1918 thì Đảng Cộng sản đã tập trung hóa đáng kể quyền lực. Chính quyền của Lenin tái phân phối đất đai cho nông dân, quốc hữu hóa ngân hàng và các ngành công nghiệp lớn, rút khỏi Thế chiến thứ nhất sau khi nhượng bộ lãnh thổ cho Liên minh Trung tâm và lan tỏa tinh thần cách mạng vô sản toàn lục địa thông qua Quốc tế Cộng sản. Các thế lực chống đối chính quyền bị Ủy ban Cheka trấn áp trong cuộc Khủng bố Đỏ; theo đó hàng chục ngàn tù phạm đã bị bắt tới các khu trại cải tạo lao động hoặc chịu án tử hình. Hồng quân dưới thời Lenin đã đánh dẹp các đội quân chống Bolshevik hữu khuynh lẫn tả khuynh trong Nội chiến Nga (1917–1922) nhưng thất bại trong cuộc tiến công cách mạng vào Ba Lan (1919–1921). Nhằm khắc phục di hại từ chiến tranh, nạn đói và các cuộc biến loạn, Lenin kích thích tăng trưởng kinh tế quốc dân thông qua Chính sách Kinh tế Mới vào năm 1921. Sau năm 1917, nhiều quốc gia dân tộc phi-Nga đã tuyên bố độc lập theo ý chí của Lenin, song năm nước trong số đó về sau đã tái hợp với Nga thành Liên Xô vào năm 1922. Lenin qua đời ở Gorki vào năm 1924 sau khi trải qua ba cơn đột quỵ liên tiếp lúc gần cuối đời; vai trò lãnh đạo Đảng và nhà nước Xô viết được kế thừa bởi I. V. Stalin.
Được xem là một trong những nhân vật lịch sử quan trọng và cực kỳ có sức ảnh hưởng, Lenin là đối tượng của sự sùng bái cá nhân tại Liên bang Xô viết sau khi ông qua đời cho đến khi quốc gia này giải thể vào năm 1991. Ông đã trở thành hình tượng tiêu biểu gắn liền với chủ nghĩa Marx-Lenin, một hệ tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng đến các phong trào cộng sản trên khắp thế giới. Lenin hiện được coi là một nhân vật để lại nhiều tranh luận; những người ủng hộ coi ông là một nhà cách mạng xã hội chủ nghĩa lỗi lạc đứng về phía giai cấp công nhân và là một nhà cải cách tiến bộ, trong khi những người phản đối thì cáo buộc ông đã sáng lập ra một nhà nước toàn trị chịu trách nhiệm cho những vụ xử tử hàng loạt và trấn áp chính trị. Cung cấp bởi Wikipedia
1
2
3
4
5
6
7
Thông tin tác giả: V.I LÊNIN
Nguồn tài liệu: Trường Đại học Tiền Giang
Click để truy cập toàn vănNguồn tài liệu: Trường Đại học Tiền Giang
text
8
Thông tin tác giả: V.I.LÊNIN
Nguồn tài liệu: Trường Đại học Tiền Giang
Click để truy cập toàn vănNguồn tài liệu: Trường Đại học Tiền Giang
text
9
Thông tin tác giả: V.I LÊNIN
Nguồn tài liệu: Trường Đại học Tiền Giang
Click để truy cập toàn vănNguồn tài liệu: Trường Đại học Tiền Giang
text
10
Thông tin tác giả: V.I.LÊNIN
Nguồn tài liệu: Trường Đại học Tiền Giang
Click để truy cập toàn vănNguồn tài liệu: Trường Đại học Tiền Giang
text
11
Thông tin tác giả: V.I.Lênin
Nguồn tài liệu: Trường Đại học Tiền Giang
Click để truy cập toàn vănNguồn tài liệu: Trường Đại học Tiền Giang
text
12
Thông tin tác giả: V.I.Lênin
Nguồn tài liệu: Trường Đại học Tiền Giang
Click để truy cập toàn vănNguồn tài liệu: Trường Đại học Tiền Giang
text
13
Thông tin tác giả: V.I.Lenin
Thông tin xuất bản: 2014
Nguồn tài liệu: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
Click để truy cập toàn vănThông tin xuất bản: 2014
Nguồn tài liệu: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
Sách
14
Thông tin tác giả: V.I.Lênin
Thông tin xuất bản: Sự Thật 2018
Nguồn tài liệu: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
Click để truy cập toàn vănThông tin xuất bản: Sự Thật 2018
Nguồn tài liệu: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
Sách
15
Thông tin tác giả: V.I.Lenin
Thông tin xuất bản: 2018
Nguồn tài liệu: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
Click để truy cập toàn vănThông tin xuất bản: 2018
Nguồn tài liệu: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
Sách
16
17
Thông tin tác giả: C. Mác, Ph.Ăngghen, V.I. Lênin, I.V. Xtalin
Nguồn tài liệu: Trường Đại học Hạ Long
Đồng tác giả:
“... Ph.Ăngghen, V.I. Lênin, I.V. Xtalin ...”Nguồn tài liệu: Trường Đại học Hạ Long
Click để truy cập toàn văn
text
18
Nguồn tài liệu: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
text