Phạm Ngọc Thảo

| ngày mất = | nơi sinh = xã Mỹ Phước, huyện Long Xuyên, Tỉnh An Giang (nay thuộc Long An) | nơi mất = Sài Gòn, Việt Nam Cộng hòa | biệt danh = Albert Phạm Ngọc Thảo,
Albert Thảo,
Chín Thảo | phục vụ = 30pxQuân đội nhân dân Việt Nam | thuộc = | năm phục vụ = | cấp bậc = | đơn vị = Ban quân sự Nam Bộ
Tiểu đoàn 410 | chỉ huy = Trưởng phòng mật vụ
(tương đương Trung đoàn trưởng) | tham chiến = | khen thưởng = | gia đình = Adrian Phạm Ngọc Thuần (cha)
Martha Nguyễn Thị Giai (mẹ)
Gaston Phạm Ngọc Thuần (anh trai)
Phạm Thị Nhiệm (vợ) | công việc khác = }}

Phạm Ngọc Thảo (19221965), còn gọi là Albert Thảo, là một cán bộ tình báo của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông hoạt động dưới vỏ bọc là một sĩ quan cao cấp trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa cũng như là một chính khách có ảnh hưởng lớn trong chính quyền Sài Gòn thời đó. Ông cũng là một thành viên chủ chốt trong 2 cuộc đảo chính ở Việt Nam Cộng hòa vào những năm 19641965. Ông mang quân hàm Đại tá của cả hai quân đội đối nghịch trong Chiến tranh Việt NamQuân đội nhân dân Việt NamQuân lực Việt Nam Cộng hòa.

Phạm Ngọc Thảo được đích thân Bí thư Xứ ủy Lê Duẩn chỉ định ở lại miền Nam Việt Nam sau Hiệp định Genève, với nhiệm vụ chiến lược là thâm nhập vào hàng ngũ cao cấp của chính quyền Sài Gòn để "phục vụ cho mục tiêu thống nhất đất nước". Không ai biết rõ "phục vụ cho mục tiêu thống nhất đất nước" là nhiệm vụ gì, tuy nhiên theo Võ Văn Kiệt, Phạm Ngọc Thảo được quyền tùy cơ ứng biến, hoạt động độc lập, không bị bất cứ một chế định nào, không bị bắt buộc phải báo cáo với một số cấp trên cụ thể nào.

Sau một thời gian tạo vỏ bọc, Phạm Ngọc Thảo đã giành được lòng tin của chính phủ Ngô Đình Diệm, được bổ nhiệm một số chức vụ cao cấp và ông đã sử dụng quyền hạn của mình để phục vụ cho nhiệm vụ tình báo mình được giao. Trong thời gian được cử làm Tỉnh trưởng Kiến Hòa (Bến Tre), ông đã thả 2000 tù chính trị trong đó bao gồm nhiều cán bộ cách mạng, và cố ý làm lệch hướng các cuộc càn quét của quân đội Việt Nam Cộng hoà. Sau khi chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ cuối năm 1963, Phạm Ngọc Thảo tham gia nhiều vụ đảo chính với mục đích gây mất ổn định cho chính quyền Sài Gòn và tạo điều kiện cho hoạt động của quân Giải phóng. Tuy nhiên sau cuộc đảo chính bất thành vào năm 1965, ông bị chính quyền Việt Nam Cộng hoà truy nã và kết án tử hình. Ông tiếp tục hoạt động bất hợp pháp một thời gian cho đến khi bị bắt, tra tấn và sát hại vào ngày 17 tháng 7 năm 1965 lúc 43 tuổi.

Thân phận thật của Phạm Ngọc Thảo được giữ kín suốt một thời gian dài sau chiến tranh, chỉ đến năm 1995 ông mới được phong Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Nguyên nhân được cho là để bảo đảm an toàn cho gia đình của ông đang sống ở Hoa Kỳ.

Hình tượng Phạm Ngọc Thảo đã được nhà văn Trần Bạch Đằng sử dụng để xây dựng nhân vật Nguyễn Thành Luân trong tiểu thuyết ''Giữa biển giáo rừng gươm'', sau này được chuyển thể thành bộ phim ''Ván bài lật ngửa'' với vai chính do Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Chánh Tín đảm nhiệm. Cung cấp bởi Wikipedia
Hiển thị 1 - 20 kết quả của 48 cho tìm kiếm 'Phạm Ngọc Thảo', Thời gian tìm kiếm: 0.05s Lọc kết quả
1
Thông tin tác giả: Phạm Ngọc, Thảo
Thông tin xuất bản: Trường Đại học Lâm nghiệp 2018
Nguồn tài liệu: Trường Đại học Lâm Nghiệp
Click để truy cập toàn văn
Luận văn Thạc sĩ (MSc. Thesis)
2
Thông tin tác giả: Pham Ngoc Thao
Thông tin xuất bản: Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 2016
Nguồn tài liệu: Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Click để truy cập toàn văn
Luận án
5
Thông tin tác giả: Phạm, Ngọc Thảo
Thông tin xuất bản: Tạp chí y học Việt Nam 2023
Nguồn tài liệu: Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
Click để truy cập toàn văn
Bài trích
6
Thông tin tác giả: Phạm, Ngọc Thao
Thông tin xuất bản: Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 2022
Nguồn tài liệu: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Click để truy cập toàn văn
Luận Văn Thạc Sỹ
10
Thông tin tác giả: Phạm Ngọc Thảo Vy
Thông tin xuất bản: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 2024
Nguồn tài liệu: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Click để truy cập toàn văn
Research Paper