Nguyễn Văn Linh

Nguyễn Văn Linh (tên khai sinh: Nguyễn Văn Cúc; 1 tháng 7 năm 1915 – 27 tháng 4 năm 1998) là Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn 1986–1991. Thời kỳ là Tổng Bí thư, ông nổi tiếng với bút danh N.V.L. (sau này ông cho biết đó là "Nói Và Làm") với một loạt những bài báo trong chuyên mục ''Những việc cần làm ngay'' trên báo ''Nhân Dân'' bàn về những việc cần phải chấn chỉnh trong xã hội. Ông được xem là người mở đường và có công lớn trong công cuộc Đổi Mới của Việt Nam sau khi nó được khởi xướng từ người tiền nhiệm của ông, Tổng bí thư Trường Chinh. Ngoài ra, các báo chí phương Tây còn gọi ông Linh là "Gorbachev của Việt Nam" theo tên nhà lãnh đạo Liên Xô, người đã giới thiệu Perestroika trước đó vào năm 1985. Tuy nhiên, khác với ông Linh cải cách của Gorbachev đã thất bại trong khi công cuộc Đổi Mới do ông Linh đề xướng đã đưa đất nước phát triển nhanh trong nhiều năm tới.

Nguyễn Văn Linh sinh ra tại Hưng Yên, một tỉnh miền Bắc nhưng hơn nửa đời người của ông lại gắn liền với miền Nam. Ông đã trải qua nhiều lần bị Thực dân Pháp bắt và tù đày. Sau năm 1945, ông Linh được Xứ ủy phân công trở lại Sài Gòn lãnh đạo 2 cuộc kháng chiến chống PhápMỹ. Năm 1962, ông Linh được bầu làm lãnh đạo Trung ương Cục miền Nam chỉ đạo chiến lược trong chiến tranh cho đến ngày đất nước thống nhất.

Nguyễn Văn Linh đã kinh qua nhiều chức vụ trong Trung ương Đảng trước khi giữ chức Tổng bí thư. Ông Linh trở thành Tổng bí thư Đảng sau Đại hội VI vào ngày 18 tháng 12 năm 1986. Ông là một trong những nhà lãnh đạo của Đảng khởi xướng đường lối đổi mới, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Năm 1987, ông đã phát biểu và viết nhiều bài quan trọng làm sáng tỏ quan điểm đổi mới, đặc biệt là những vấn đề ông nêu ra dưới tiêu đề "Những việc cần làm ngay" mang bút danh N.V.L (có nghĩa là "Nói và làm" hoặc "Nhảy vào lửa") nhằm tạo ra những chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội Việt Nam.

Với cải cách Đổi Mới, nền kinh tế Việt Nam đã từng bước phát triển chỉ sau 1 năm lạm phát 774% dã giảm xuống chỉ còn 323,1% rồi tiếp tục giảm xuống chỉ còn 34,7%. Ông cũng thúc đẩy quan hệ ngoại giao với các nước bằng phương châm "Việt Nam muốn làm bạn với các quốc gia trên thế giới". Nhờ đó, Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước phương Tây và thiết lập quan hệ ngoại giao với Hàn QuốcHoa Kỳ qua đó thúc đẩy tiến trình đưa Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995. Ông rời chức Tổng bí thư vào ngày 28 tháng 6 năm 1991 rồi trở thành Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương cho đến khi nghỉ hưu ngày 29 tháng 12 năm 1997. Cung cấp bởi Wikipedia
Hiển thị 1 - 20 kết quả của 180 cho tìm kiếm 'Nguyễn Văn Linh', Thời gian tìm kiếm: 0.02s Lọc kết quả
1
Thông tin tác giả: Nguyễn Văn Linh
Nguồn tài liệu: Trường Đại học Vinh
Click để truy cập toàn văn
text
2
Thông tin tác giả: Nguyễn Văn Linh
Nguồn tài liệu: Trường Đại học Vinh
Click để truy cập toàn văn
text
3
Thông tin tác giả: Nguyễn, Văn Linh
Thông tin xuất bản: Trường Đại học Thương mại 2023
Nguồn tài liệu: Trường Đại học Thương mại
Click để truy cập toàn văn
Khóa luận tốt nghiệp
6
Thông tin tác giả: Nguyễn Văn, Linh
Thông tin xuất bản: Trường Đại học Lâm nghiệp 2018
Nguồn tài liệu: Trường Đại học Lâm Nghiệp
Click để truy cập toàn văn
Luận văn Thạc sĩ (MSc. Thesis)
7
Thông tin tác giả: Nguyễn Văn, Linh
Thông tin xuất bản: Trường Đại học Lâm nghiệp 2017
Nguồn tài liệu: Trường Đại học Lâm Nghiệp
Click để truy cập toàn văn
Luận văn Thạc sĩ (MSc. Thesis)
8
Thông tin tác giả: Nguyễn, Văn Linh
Thông tin xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội 2016
Nguồn tài liệu: Đại học Quốc Gia Hà Nội
Click để truy cập toàn văn
Luận án
9
Thông tin tác giả: Nguyễn, Văn Linh
Thông tin xuất bản: Viện Kinh tế và Quản lý - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 2017
Nguồn tài liệu: Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Click để truy cập toàn văn
Luận án
12
Thông tin tác giả: Nguyễn Văn, Linh
Thông tin xuất bản: Đại học Cần Thơ 2012
Nguồn tài liệu: Trường Đại học Lâm Nghiệp
Click để truy cập toàn văn
Tài liệu tham khảo (Reference Material)
15
Thông tin tác giả: Nguyễn Văn Linh
Nguồn tài liệu: Trường Đại học Kiên Giang
Click để truy cập toàn văn
text
19
Thông tin tác giả: Nguyễn Văn Linh
Nguồn tài liệu: Học Viện Ngân Hàng
Click để truy cập toàn văn
text
20
Thông tin tác giả: Nguyễn Văn Linh
Nguồn tài liệu: Học Viện Ngân Hàng
Click để truy cập toàn văn
text