Nguyễn Phú Trọng
Nguyễn Phú Trọng (14 tháng 4 năm 1944 – 19 tháng 7 năm 2024) là một chính khách người Việt Nam. Ông từng đảm nhiệm chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 19 tháng 1 năm 2011 cho đến khi qua đời vào ngày 19 tháng 7 năm 2024; và Bí thư Quân ủy Trung ương. Bên cạnh đó, ông còn từng giữ một số chức vụ khác bao gồm Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương; Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV nhiệm kì 2021–2026 và là một trong những Đại biểu thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội. Trước đó, ông cũng từng là Chủ tịch Quốc hội thứ 9 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2011 và kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước thứ 10 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 2018 đến năm 2021.Ông Trọng gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1967 và thăng tiến nhanh chóng nhờ công tác chính trị. Sau đó, ông gia nhập Ban Chấp hành Trung ương của Đảng vào năm 1994, Bộ Chính trị năm 1997 và Quốc hội vào năm 2002. Từ năm 2000 đến năm 2006, ông nguyên là Bí thư Thành ủy Hà Nội, vị trí lãnh đạo cao nhất của Thành ủy Hà Nội. Sau khi Chủ tịch Quốc hội đương nhiệm là ông Nguyễn Văn An từ chức, ông trở thành Chủ tịch Quốc hội kế nhiệm từ năm 2006 đến năm 2011, chính thức bước vào "Tứ trụ" của Nhà nước Việt Nam.
Ông được bầu làm Tổng Bí thư tại Đại hội XI năm 2011 và tái đắc cử tại Đại hội XII vào năm 2016. Trong thời gian lãnh đạo, ông đã theo đuổi một chiến dịch chống tham nhũng rộng rãi mang tên ''Chiến dịch đốt lò'' được chính ông khởi xướng từ năm 2013, đã lôi kéo hàng nghìn quan chức cấp cao bị điều tra, bắt giữ hoặc thôi các chức vụ. Trong đó, 11 Ủy viên Bộ Chính trị đã bị phát hiện dính líu đến các vụ án tham nhũng mà ông Trọng điều tra, khiến cho 1 người là ông Đinh La Thăng bị bắt giam, 1 người bị cách chức, 2 người bị cảnh cáo và 7 người buộc phải thôi chức (trong đó có 2 Chủ tịch nước là ông Nguyễn Xuân Phúc và ông Võ Văn Thưởng, 1 Chủ tịch Quốc hội là ông Vương Đình Huệ phải từ chức khi chưa hết nhiệm kì).
Vào ngày 23 tháng 10 năm 2018, sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời 1 tháng trước vì căn bệnh virus máu, Nguyễn Phú Trọng được Quốc hội Việt Nam khóa XIV bầu làm Chủ tịch nước thứ 10 của Việt Nam. Việc này đã đưa ông chính thức trở thành người thứ ba trong lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam nắm giữ cả hai chức vụ đứng đầu Đảng Cộng sản và Nhà nước, sau Hồ Chí Minh và Trường Chinh. Tại Đại hội XIII vào năm 2021, ông tái đắc cử Tổng bí thư trở thành nhà lãnh đạo thứ ba của Việt Nam đảm nhiệm nhiệm kì thứ ba (sau Hồ Chí Minh và Lê Duẩn). Tháng 9 năm 2023, trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, hai nhà lãnh đạo đã đồng ý nâng cấp quan hệ ngoại giao Việt–Mỹ lên Đối tác Chiến lược toàn diện mà không qua Đối tác Chiến lược, đưa Hoa Kỳ trở thành quốc gia thứ 5 có quan hệ ngoại giao cao nhất với Việt Nam. Sự kiện này đã trở thành sự kiện ngoại giao lớn vì trước đó Việt Nam và Hoa Kỳ là hai nước đối địch trong Chiến tranh Việt Nam. Ông là nhà lãnh đạo tài ba, là người đi đầu trong việc phòng chống tham nhũng thành công, đưa Việt Nam phát triển kinh tế vượt bậc.
Nguyễn Phú Trọng qua đời vào lúc 13 giờ 38 phút ngày 19 tháng 7 năm 2024 ở tuổi 80 sau một thời gian bệnh tật. Trong nhiệm kỳ của mình, ông được đánh giá cao khi theo đuổi chiến dịch chống tham nhũng, trực tiếp điều tra nhiều quan chức cấp cao ở mức độ chưa từng có trong lịch sử chính trị Việt Nam. Chính sách đối ngoại của ông, được gọi là "ngoại giao cây tre", đã tìm cách cân bằng quan hệ của Việt Nam với cả Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga. Ông được đánh giá là một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng nhất của Việt Nam kể từ Hồ Chí Minh. Cung cấp bởi Wikipedia
1
Thông tin tác giả: Nguyễn Phú Trọng
Nguồn tài liệu: Trường Đại học Hạ Long
Click để truy cập toàn vănNguồn tài liệu: Trường Đại học Hạ Long
text
2
Thông tin tác giả: Nguyễn Phú Trọng
Nguồn tài liệu: Trường Đại học Hạ Long
Click để truy cập toàn vănNguồn tài liệu: Trường Đại học Hạ Long
text
3
Thông tin tác giả: Nguyễn Phú Trọng
Nguồn tài liệu: Trường Đại học Vinh
Click để truy cập toàn vănNguồn tài liệu: Trường Đại học Vinh
text
4
Thông tin tác giả: Nguyễn, Phú Trọng
Nguồn tài liệu: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Click để truy cập toàn vănNguồn tài liệu: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
text
5
Thông tin tác giả: Nguyễn Phú, Trọng
Thông tin xuất bản: Trường Đại học Lâm nghiệp 2020
Nguồn tài liệu: Trường Đại học Lâm Nghiệp
Click để truy cập toàn vănThông tin xuất bản: Trường Đại học Lâm nghiệp 2020
Nguồn tài liệu: Trường Đại học Lâm Nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp (BSc.Thesis)
6
Thông tin tác giả: Nguyễn Phú Trọng
Nguồn tài liệu: Học Viện Ngân Hàng
Click để truy cập toàn vănNguồn tài liệu: Học Viện Ngân Hàng
text
7
Thông tin tác giả: Nguyễn Phú Trọng
Nguồn tài liệu: Trường Đại học Hạ Long
Click để truy cập toàn vănNguồn tài liệu: Trường Đại học Hạ Long
text
8
Thông tin tác giả: Nguyễn, Phú Trọng
Thông tin xuất bản: 2011
Nguồn tài liệu: Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu
Click để truy cập toàn vănThông tin xuất bản: 2011
Nguồn tài liệu: Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu
9
Thông tin tác giả: Nguyễn, Phú Trọng
Thông tin xuất bản: 2011
Nguồn tài liệu: Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu
Click để truy cập toàn vănThông tin xuất bản: 2011
Nguồn tài liệu: Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu
10
Thông tin tác giả: Nguyễn, Phú Trọng
Thông tin xuất bản: 2011
Nguồn tài liệu: Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu
Click để truy cập toàn vănThông tin xuất bản: 2011
Nguồn tài liệu: Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu
11
Thông tin tác giả: Nguyễn, Phú Trọng
Thông tin xuất bản: 2011
Nguồn tài liệu: Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu
Click để truy cập toàn vănThông tin xuất bản: 2011
Nguồn tài liệu: Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu
12
Thông tin tác giả: Nguyễn, Phú Trọng
Thông tin xuất bản: 2011
Nguồn tài liệu: Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu
Click để truy cập toàn vănThông tin xuất bản: 2011
Nguồn tài liệu: Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu
13
Thông tin tác giả: Nguyễn, Phú Trọng
Nguồn tài liệu: Trường Đại học Thủ Dầu Một
Click để truy cập toàn vănNguồn tài liệu: Trường Đại học Thủ Dầu Một
14
Thông tin tác giả: Nguyễn, Phú Trọng
Nguồn tài liệu: Trường Đại học Khánh Hòa
Click để truy cập toàn vănNguồn tài liệu: Trường Đại học Khánh Hòa
text
15
Thông tin tác giả: Nguyễn, Phú Trọng
Nguồn tài liệu: Trường Đại học Mở Hà Nội
Click để truy cập toàn vănNguồn tài liệu: Trường Đại học Mở Hà Nội
text
16
Thông tin tác giả: Nguyễn, Phú Trọng
Nguồn tài liệu: Trường Đại học Mở Hà Nội
Click để truy cập toàn vănNguồn tài liệu: Trường Đại học Mở Hà Nội
text
17
Thông tin tác giả: Nguyễn, Phú Trọng
Thông tin xuất bản: Nghiên cứu Quốc tế số 03 (106) 2017
Nguồn tài liệu: Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
Click để truy cập toàn vănThông tin xuất bản: Nghiên cứu Quốc tế số 03 (106) 2017
Nguồn tài liệu: Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
Bài trích
18
Thông tin tác giả: Nguyễn, Phú Trọng
Nguồn tài liệu: Trường Cao đẳng Sư Phạm Trung Ương
Click để truy cập toàn vănNguồn tài liệu: Trường Cao đẳng Sư Phạm Trung Ương
Click để truy cập toàn văn
text
19
Thông tin tác giả: Nguyễn, Phú Trọng.
Nguồn tài liệu: Trường Đại học Hà Nội
Click để truy cập toàn vănNguồn tài liệu: Trường Đại học Hà Nội
text
20
Thông tin tác giả: Nguyễn, Phú Trọng.
Nguồn tài liệu: Trường Đại học Hà Nội
Click để truy cập toàn vănNguồn tài liệu: Trường Đại học Hà Nội
text